Máy ép trái cây loại nào tốt nhất hiện nay?

Bạn muốn có một thứ thức uống thơm ngon mà lại tốt cho sức khỏe vào mùa hè nóng bức? Hãy lựa chọn máy ép trái cây cho mùa hè này!

Chỉ với một vài phút mà không tốn chút sức lực nào, bạn sẽ có ngay trên tay cốc nước ép trái cây bổ dưỡng. Máy ép trái cây có thể ép tất cả các loại quả như dưa hấu, cam, quýt… mà lại an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy ép trái cây với đa dạng mẫu mã, giá cả, nhiều hãng sản xuất. Chính điều này làm cho việc lựa chọn máy ép trái cây của bạn trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về máy ép trái cây loại nào tốt nhất hiện nay?

Xem tất cả sản phẩm

 

TOP 10 hãng máy ép trái cây tốt nhất hiện nay

Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn danh sách các loại máy ép trái cây được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.

1. Máy ép trái cây Philip HR1811

Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng máy ép trái cây Philips

Máy ép trái cây Philip HR1811
Máy ép trái cây Philip HR1811

Giá sản phẩm: 1.279.000

Ưu điểm:

  • Đây là loại máy ép trái cây nhỏ gọn, sang trọng, tiết kiệm không gian bếp.
  • Các bộ phận máy có thể tháo rời, dễ dàng để vệ sinh.
  • Độ bền cao với lưới lọc và lưới xay được làm bằng thép không gỉ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Ngăn chứa bã dung tích lớn lên đến 0.5L.
  • Máy ép trái cây Philip HR1811 Có thể ép liên tục với công suất lớn 350 W.
  • Giảm thiểu sự cố chập cháy: ngắt tự động, an toàn khi máy hoạt động quá tải và nóng máy, máy hoạt động lại khi đã nguội.
  • Chân đáy cao su chống trơn trong quá trình xay.

Nhược điểm:

  • Máy ép trái cây Philip HR1811 làm từ nhựa cao cấp nên nhẹ nhưng không được bền, vỏ máy màu trắng có thể bị ngả vàng sau một thời gian dùng.
  • Ống dẫn thực phẩm nhỏ nên phải cắt thực phẩm khi xay.

Xem sản phẩm

 

2. Máy ép trái cây Kuvings CS600

Máy ép trái cây Kuvings CS600
Máy ép trái cây Kuvings CS600

Giá sản phẩm: 23.799.000

Ưu điểm:

  • Là máy ép trái cây tốc độ chậm sử dụng công nghệ hiện đại, cao cấp: ép trục vít cưỡng bức.
  • Máy ép trái cây tốc độ chậm Kuvings giữ được hương vị, mùi vị, màu sắc vốn có của trái cây.
  • Máy ép trái cây Kuvings CS600 có độ bền cao, kiểu dáng sang trọng.
  • Bảo hành lên đến 10 năm.

Nhược điểm:

  • Máy ép trái cây tốc độ chậm Kuvings Là dòng máy ép cao cấp nên giá thành cao.

Xem sản phẩm

 

3. Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom HZ-LBE17

Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom HZ-LBE17
Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom HZ-LBE17

Giá sản phẩm: 9.950.000

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp, sang trọng.
  • Máy ép trái cây Hurom HZ-LBE17 dễ sử dụng.
  • Là máy ép trái cây tốc độ chậm với tốc độ ép 43 vòng/phút, dung tích 500ml, vỏ được làm từ hợp kim siêu bền chống xước.
  • Máy ép trái cây tốc độ chậm Hurom có thể ép liên tục trong vòng 30 phút, nghỉ 1-2 phút lại có thể chạy tiếp nên rất phù hợp sử dụng  trong gia đình, cho các quán bar,…
  • Có 2 màng lọc riêng rẽ áp dụng với các loại rau củ quả khác nhau.
  • Nước ép ra nhiều, bã khô ít, ngon tự nhiên.
  • Máy ép trái cây Hurom không sử dụng lưỡi dao sắc nên an toan khi vệ sinh.
  • Có cối làm kem và lưới lọc khô.
  • Bảo hành 10 năm.

Nhược điểm:

  • Miệng cho trái cây vào Máy ép trái cây Hurom hơi nhỏ.

Xem sản phẩm

 

4. Máy ép trái cây Panasonic MJ-68MWRA

Có thể bạn quan tâm: Máy ép trái cây Panasonic có tốt không

Máy ép trái cây Panasonic MJ-68MWRA
Máy ép trái cây Panasonic MJ-68MWRA

Giá sản phẩm: 1.259.000

Ưu điểm:

  • Vỏ máy được làm bằng nhựa cao cấp màu trắng.
  • Ống dẫn hoa quả được ẩn vào bên trong hộp đựng bã nên trông khá gọn gang, giảm chiếm chỗ diện tích không gian phòng bếp.
  • Máy ép trái cây sử dụng dễ dàng: từ thao tác tháo lắp cho đến ép hoa quả, tắt máy.
  • Máy ép trái cây tốc độ chậm Panasonic có khả năng ép rất nhanh, bã khô ít.
  • Dễ vệ sinh: máy cung cấp thêm chiếc bàn chải nhỏ đi kèm, dùng bàn chải cọ rửa phễu xay dưới vòi nước hiệu quả nhanh hơn là sử dụng giẻ rửa bát để rửa trong chậu.

Nhược điểm:

  • Nước ép ra bị phá vỡ enzim, dễ bị phân tầng.
  • Máy ép trái cây tốc độ chậm Panasonic Sử dụng một thời gian dài, vỏ nhựa sẽ trở nên cứng và giòn, dễ gãy.
  • Khi ép hoa quả, bạn cần cắt nhỏ nguyên liệu thành từng miếng phù hợp.

Xem sản phẩm

 

5. Máy ép trái cây hoa quả tốc độ chậm SAVTM JE-07

Máy ép trái cây hoa quả tốc độ chậm SAVTM JE-07
Máy ép trái cây hoa quả tốc độ chậm SAVTM JE-07

Giá sản phẩm: 689.000

Ưu điểm:

  • Là máy ép trái cây nhỏ gọn, với màu đỏ làm tông màu chính.
  • Giữ được phần lớn vitamin, chất dinh dưỡng trong hoa quả.
  • Nước ép không bị phân tầng và oxy hóa.
  • Thời gian ép lâu mà không lo cháy máy.
  • Khi xay ít tiếng ồn.
  • Bền hơn có thể 5 lần máy ép li tâm thông thường.
  • Cho ra nhiều nước ép.

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao.
  • Thời gian bảo hành thấp.

Xem sản phẩm

 

6. Máy ép trái cây inox không gỉ 2 tốc độ Comet CM9836.

Máy ép trái cây inox không gỉ 2 tốc độ Comet CM9836.
Máy ép trái cây inox không gỉ 2 tốc độ Comet CM9836.

Giá sản phẩm: 899.000

Ưu điểm:

  • Thiết kế chắc chắn, với sự kết hợp hoàn hảo giữa nhựa và inox.
  • Vệ sinh dễ dàng, yên tâm sử dụng và bảo quản.
  • Tự ngắt khi quá tải, khi nghiêng đổ, an toàn cho mọi gia đình.
  • Máy ép Comet có 2 tốc độ ép, có thể tùy chỉnh tốc độ phù hợp với loại trái cây cần xay.
  • Phễu chứa trái cây lớn, không cần cắt nhỏ thực phẩm.

Nhược điểm:

  • Máy ép li tâm nên thường không giữ được vị nguyên bản.
  • Máy ép không hết nước.

Xem sản phẩm

 

7. Máy ép trái cây Electrolux EJE3000

 Máy ép trái cây Electrolux EJE3000
Máy ép trái cây Electrolux EJE3000

Giá sản phẩm: 1.190.000

Ưu điểm:

  • Thiết kế trang nhã, hiện đại.
  • Lưỡi ép và lưỡi lọc đều làm bằng thép không gỉ cao cấp, an toàn, độ bền cao.
  • Dung tích bình nước ép 700ml, bình chứa bã lớn lên đến 1.4L.
  • Có khoang chứa rộng 8cm, không cần thái nhỏ hoa quả khi ép.
  • Công suất ép lớn 700W, ép được nhiều loại trái cây từ cứng đến mềm một cách nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Chiếm không gian bếp.

Xem sản phẩm

 

8. Máy ép trái cây ILIAN Fruit Juicer AZ6160717 Sony

Xem thêm: Máy ép trái cây ILIAN có tốt không?

 Máy ép trái cây ILIAN Fruit Juicer AZ6160717 Sony
Máy ép trái cây ILIAN Fruit Juicer AZ6160717 Sony

Giá sản phẩm: 500.000

Ưu điểm:

  • Màu sắc sang trọng xám và đen, bắt mắt.
  • Máy ép trái cây ILIAN Làm bằng thiết bị cao cấp, không gỉ, khả năng sử dụng lâu dài.
  • Khi hoạt động lâu, nóng máy, máy sẽ tự ngắt, an toàn cho người dùng, kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
  • Sản phẩm đơn giản, tiện dụng, nút vặn thông minh, tốc độ xay ép rõ ràng.

Nhược điểm:

  • Phải thái nhỏ thực phẩm khi ép.
  • Thời gian bảo hành thấp.
  • Máy ép trái cây ILIAN ép không hết nước.

Xem sản phẩm

 

​9. Máy ép trái cây Supor ZS10VN-230

Máy ép trái cây Supor ZS10VN 230
Máy ép trái cây Supor ZS10VN 230

Giá sản phẩm: 465.500

Ưu điểm:

  • Là máy ép trái cây giá rẻ.
  • Làm bằng nhựa cao cấp, bền đẹp.
  • Máy ép có lưỡi dao bằng inox không gỉ, an toàn thực phẩm.
  • Dễ tháo nắp, vệ sinh nhanh chóng.
  • Có 2 tốc độ ép, phù hợp khi ép nhiều loại thực phẩm.

Nhược điểm:

  • Máy ép trái cây Supor Khi xay, có tiếng hơi ồn.
  • Thời gian bảo hành 1 năm.

Xem sản phẩm

 

10. Máy ép trái cây Bluestone

Máy ép trái cây Bluestone
Máy ép trái cây Bluestone

Giá sản phẩm: 700.000

Ưu điểm:

  • Màu trắng chủ đạo, phù hợp mọi không gian.
  • Máy ép trái cây Bluestone Có vỏ làm từ nhựa cứng chịu nhiệt, chịu lực, dễ dàng di chuyển.
  • Máy có khả năng tách nước tối đa với công suất 250W.
  • Bộ lọc siêu nhuyễn làm từ thép không gỉ, an toàn sức khỏe.
  • Sử dụng an toàn tuyệt đối cho mọi gia đình, tăng tuổi thọ cho máy.

Nhược điểm:

  • Máy ép trái cây Bluestone Khá ồn khi quay với tốc độ cao, có thể rung lắc khi ép.
  • Vỏ nhựa dễ bị ngả vàng khi sử dụng một thời gian.
  • Ống thực phẩm nhỏ, phải thái thực phẩm khi xay.
  • Không xay được các loại hoa quả mềm vì dễ gây tắc máy.

Xem sản phẩm

Vậy, nên mua máy ép trái cây loại nào, mua máy ép trái cây nào tốt ? Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn 4 loại máy chính:

4 loại máy ép trái cây chính

1. Máy ép trái cây bằng tay

Có thể bạn quan tâm: máy ép trái cây bằng tay có tốt không

Loại máy ép này khá được ưu chuộng, thiết kế rất đơn giản nhưng bạn phải dùng tay quay để lấy nước.

Ưu điểm:

  • Rất dễ sử dụng.
  • Chủ động được thời gian ép, tốc độ ép cho phù hợp với từng loại thực phẩm.
  • Giá thành rất rẻ.

Nhược điểm:

  • Bạn phải ép bằng tay.

2. Máy ép trái cây ly tâm (tốc độ cao)

Đây là loại máy ép được dùng phổ biến hiện nay vì giá thành rẻ hơn máy ép trái cây tốc độ chậm trên thị trường hiện nay. Máy hoạt động theo nguyên lí ly tâm tốc độ cao để tách nước ra khỏi rau, củ, quả.

Ưu điểm:

  • Gía thành rẻ, phù hợp với nhiều loại gia đình.
  • Ép được nhiều loại rau củ quả.
  • Ép nhanh hơn máy ép hoa quả tốc độ chậm.

Nhược điểm:

  • Khi máy hoạt động, thường phát ra tiếng ồn.
  • Chất lượng nước ép không cao.
  • Máy hoạt động trong thời gian dài dễ gây nóng máy và hỏng mô tơ.
  • Không ép được rau lá.

3. Máy ép trái cây tốc độ chậm(máy ép trái cây tốc độ thấp)

Máy ép trái cây tốc độ chậm có trục cán, nghiền lát thực phẩm một cách nhanh chóng, được màng lọc ép lại bã 1 lần nữa để lấy nước triệt để có trong hoa quả.

Ưu điểm:

  • Lượng nước nhiều hơn máy ép ly tâm.
  • Không cần cắt thực phẩm trước khi ép.
  • Hạn chế sủi bọt của nước ép.

Nhược điểm:

  • Ép lá cây chưa tốt lắm.
  • Giá thành cao. 

4. Máy ép trái cây tốc độ cực chậm

Là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt, ép rau củ và trái cây với vận tốc  khoảng 85 vòng/phút. Bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép nước chảy ra một cách tự nhiên.

Ưu điểm:

  • Máy không gây tiếng ồn.
  • Sử dụng được liên tục trong thời gian dài.
  • Vitamin trong củ quả giữ lại được nhiều.
  • Lượng nước ép ra nhiều.
  • Giữ nguyên màu sắc và hương vị của thực phẩm.
  • Ép được cả rau lá.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Khó vệ sinh máy.

Kinh nghiệm mua máy ép trái cây

Yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc mua máy ép trái cây loại tốt phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn, ngoài ra còn một số tiêu chí như giá cả, dung tích,…

1. Nhu cầu sử dụng.

Phụ thuộc vào mục đích xử dụng máy ép trái cây, bạn hãy tìm hiểu kĩ các loại máy ép trái cây bên trên và đưa ra quyết định nhé !

  • Nếu có nhu cầu uống nước trái cây thường xuyên thì bạn nên chọn loại máy có chất lượng tốt và bền.
  • Còn nếu bạn chỉ cần nước uống trái cây cho bữa sáng, bạn không cần chọn loại quá đắt, chỉ cần máy vắt nước cam là được !

Hiểu mục đích sử dụng máy ép trái cây của bản thân, sẽ giúp bạn đỡ tốn kém đổi máy hoặc “vứt xó” khi mới sử dụng được vài lần.

Tiếp theo chúng ta sẽ quan tâm đến giá máy ép trái cây nhé !

2. Máy ép trái cây giá bao nhiêu.

Tùy từng chất lượng và thương hiệu, máy ép trái cây có nhiều giá cả khác nhau, giá thành khoảng từ vài trăm nghìn cho đến vài chục triệu đồng.

  • Nếu bạn muốn mua loại máy khoảng dưới 500 nghìn, bạn có thể chọn các loại máy ép đơn giản như: máy ép ly tâm bằng tay hoặc các loại máy vắt cam, sẽ phù hợp với bạn nhất. Ưu điểm là giá thành rẻ, tốc độ ép nhanh.
  • Nếu bạn có khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu, bạn nên chọn máy tầm trung như máy xay sinh tố đa năng có kèm ép hoa quả.
  • Còn nếu số tiền của bạn khoảng trên 2 triệu, bạn hãy đầu tư một chiếc máy ép của các thương hiệu nổi tiếng, chất liệu cao cấp, kiểu dáng sang trọng.

3. Dung tích

Khi chọn mua máy ép trái cây, bạn cần chú ý đến dung tích bình chứa bã và dung tích bình chứa nước sau khi ép, hãy chọn loại phù hợp cho số thành viên trong gia đình bạn.

  • Nếu gia đình bạn có từ 2 đến 4 người, bạn có thể chọn bình chứa nước dung tích 500ml, cối chứa bã 600ml.
  • Gia đình bạn có từ 4 đến 6 người, bạn nên chọn bình chứa 700ml nước, cối chứa bã 860ml.
  • Còn nếu gia đình bạn có từ 6 người trở lên, thì bình chứa 800ml trở lên và cối chứa bã 1L trở lên là phù hợp nhất !

4. Thời hạn bảo hành máy ép trái cây.

  • Thường có bảo hành từ 1 đến 2 năm, một số loại máy ép bằng tay không có bảo hành, đặc biệt thương hiệu Kuvings có thời hạn bảo hành lên đến 10 năm. 
  • Bạn nhớ kiểm tra tem bảo hành có còn nguyên không nhé ! Khi mang đi bảo hành, bạn thường phải đến tận nơi để bảo hành, nên hãy chọn địa điểm mua gần nhất và uy tín để đảm bảo chế độ bảo hành tốt nhất.

5. Công suất hoạt động của máy.

  • Công suất hoạt động của máy là yếu tố quyết định trực tiếp đến việc máy hoạt động nhanh hay chậm. Tốc độ của máy sẽ quyết định lượng nước trái cây ra nhiều hay ít, ra nhanh hay chậm. 
  • Có công suất cao thì sẽ ép hết nước trong thực phẩm một cách nhanh nhất. Nhưng bạn không nên chọn loại máy có công suất quá cao, nó sẽ ảnh hưởng đến mô tơ máy, dễ nóng máy và giảm tuổi thọ của máy.
  • Máy ép có nhiều mức công suất cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn, tùy vào loại thực phẩm khi bạn ép để chọn công suất cho phù hợp.

6. Chất liệu

Máy ép trái cây bằng inox kết hợp nhựa cao cấp
Máy ép trái cây bằng inox kết hợp nhựa cao cấp

 

  • Bạn nên chọn loại máy ép trái cây có chất liệu an toàn cho sức khỏe như inox, sắt không gỉ, nhựa cao cấp… để yên tâm khi sử dụng.
  • Chất liệu lưỡi dao nên chọn loại sắc, bền, cứng giúp tốc độ ép nhanh hơn.
  • Lưới lọc mềm, sẽ dễ dàng hơn trong quá trình vệ sinh, không bị biến dạng như lưới lọc bằng kim loại.

Hướng dẫn sử dụng máy ép trái cây đúng cách.

1. Kiểm tra máy ép trái cây trước khi ép.

  • Bạn phải kiểm tra các bộ phận của máy đã nắp khít chưa để máy vận hành tốt.
  • Chỉ sử dụng máy khi máy được khô ráo, sạch sẽ để tránh tình trạng chập cháy không mong muốn xảy ra.
  • Kiểm tra nguồn điện không bị hở để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra phích cắm không lỏng, chắc chắn để quá trình ép được liên tục.

2. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.

  • Việc lựa chọn nguyên liệu thích hợp khá là quan trọng, bạn nên chọn các loại quả như cam, quýt, ổi, táo, lê… các loại quả cứng để ép.
  • Tránh chọn các loại quả quá mềm như chuối, mít, mãng cầu… dễ gây tắc máy.
  • Bạn cũng có thể ép các loại rau nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe.
  • Các loại rau củ như rau má, rau cần, dưa chuột… Sau khi ép lấy nước, bạn cũng có thể cho vào máy ép trái cây để tạo thành hỗn hợp thức uống thơm ngon hơn.

3. Làm theo đúng tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm.

Trước khi sử dụng máy, bạn hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng đi kèm để có thể sử dụng đúng cách. Tùy vào loại máy ép khác nhau mà ta có quy trình khác nhau.

  • Dù chọn loại hoa quả nào để ép thì bạn cũng phải rửa thật sạch trước khi cho vào máy.
  • Cho trái cây vào từ từ, không cho quá nhiều gây ép tắc máy, không thải kịp ra bã.
  • Một số loại máy phải thái nhỏ hoa quả và bỏ hạt cứng trước khi cho vào máy, bạn cần chú ý nhé !

4. Cách vệ sinh máy ép trái cây.

Ngay sau khi dùng máy xong, bạn nên vệ sinh máy cẩn thận, vì “của bền tại người” mà !

  • Rửa máy kĩ với nước, tránh để lâu ngày gây đóng cặn khó rửa, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến thiết bị bên trong.
  • Tháo các bộ phận của máy cẩn thận, tránh gây rơi mạnh, chú ý không để dây điện dính nước.

Vậy máy ép trái cây loại nào tốt?

Việc trả lời máy ép trái cây loại nào tốt là việc khó có thể đưa ra đáp án chính xác. Nhưng theo chúng tôi máy ép trái cây tốt nhất là máy ép có thể đáp ứng nhu cầu của gia đình bạn.

Bạn có thể chọn máy ép trái cây đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí như:

  1. Đáp ứng nhu cầu sử dụng gia đình bạn
  2. Phù hợp với chi phí bạn dành để mua máy ép
  3. Dung tích ép của máy
  4. Thời hạn bảo hành máy ép
  5. Công suất hoạt động của máy
  6. Chất liệu của máy ép
  7. Lựa chọn hãng máy ép bạn yêu thích
  8. Và lựa chọn các công ty điện máy mà bạn tin tưởng

Bạn đã tham khảo một số tư vấn và kinh nghiệm chọn mua máy ép trái cây

Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn gỡ được khúc mắc máy ép trái cây nào tốt nhất hiện nay

Chúc bạn sớm tìm được sản phẩm ưng ý, đừng quên để lại bình luận, góp ý của bạn bên dưới.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Để tìm hiểu các thông tin về các đồ gia dụng khác bạn có thể tham khảo tại https://hangnaototnhat.com/thiet-bi-dien-gia-dung/

Hãy theo dõi chúng tôi, để có thể biết thêm nhiều thông tin tư vấn về các sản phẩm thiết bị gia dụng hiện nay nhé!

Nếu bạn thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ bài viết này ngay với bạn bè và người thân nhé !

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

DMCA.com Protection Status